Cán bộ là gì? Cán bộ là công dân của Việt Nam được tín nhiệm bầu cử và được phê chuẩn giữ chức vụ trong nhiệm kỳ của cơ quan của Đảng và các tổ chức trong lĩnh vực chính trị – xã hội các cấp của Việt Nam. Đả, nhiệm nhiệm vụ trong biên chế của nhà nước và được hưởng chế độ đãi ngộ từ ngân sách nhà nước. Vậy thì thế nào là công chức? Thế nào là viên chức? Phân tích khái niệm, cũng như quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để hiểu hơn cán bộ là gì? Cũng như cách phân biệt của ba cụm từ trên.
Nội dung chính
Cán bộ là gì?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (sau đây được gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây được gọi chung là cấp huyện), trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước.( Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1).
Công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp huyện, cấp tỉnh, Đảng Cộng sản Việt Nam; trong cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, công nhân quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp; trong cơ quan và đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan và trong quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập và bộ máy lãnh đạo của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội,Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây được xem chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với những công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì mức lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Theo quy định Luật cán bộ, công chức năm 2008, điều 4, khoản 1)
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm hay làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập dựa theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của pháp luật. (Theo quy định tại Luật viên chức năm 2010, điều 2)
Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Tiêu chí |
Cán bộ |
Công chức |
Viên chức |
Nơi công tác | Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp huyện, cấp tỉnh | Trong cơ quan của Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyệnTrong cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, công nhân quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp);Trong cơ quan và đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải hạ sĩ quan chuyên nghiệp, sĩ quan)
Trong bộ máy lãnh đạo hoặc quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập |
Trong đơn vị sự nghiệp công lập |
Nguồn gốc | Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, theo trong biên chế | Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế | Được tuyển dụng vào vị trí việc làm, đồng thời làm việc theo chế độ hợp đồng |
Tập sự | Cán bộ không phải tập sự | 12 tháng với công chức loại C06 tháng với công chức loại D | Từ 3 – 12 tháng và được quy định theo trong hợp đồng làm việc. |
Hợp đồng làm việc | Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Làm việc theo chế độ hợp đồng |
Tiền lương | Hưởng lương từ ngân sách nhà nước | Hưởng mức lương từ ngân sách nhà nước(Riêng công chức lãnh đạo và quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập) | Hưởng mức lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập |
Bảo hiểm xã hội | Cán bộ không cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp |
Hình thức kỷ luật | Khiển tráchCảnh cáoCách chức
Bãi nhiệm |
Khiển tráchCảnh cáoHạ bậc lương
Giáng chức Cách chức Buộc thôi việc
|
Khiển tráchCảnh cáoCách chức
Buộc thôi việc (Còn có thể bị hạn chế thực hiện một số hoạt động nghề nghiệp) |
Ví dụ về từng đối tượng | Thủ tướngChánh án TAND tối caoViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Chủ tịch Hội đồng nhân dân… |
Chánh án, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyệnThẩm phán,Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyệnViện trưởng,
Thư ký tòa án Kiểm sát viên… |
Bác sĩGiáo viênGiảng viên đại học |
Căn cứ | Luật Cán bộ, Công chức 2008 | Luật Cán bộ, công chức 2008Nghị định 06/2010/NĐ-CP | Luật Viên chức 2010 |
Trên đây, daiabank.com.vn đã chia sẻ đến các bạn về nôi dung liên quan đến Cán bộ là gì? Phân biệt giữa cán bộ, công chức, viên chức. Hy vọng những chia sẻ này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé!