Đối với mỗi quốc gia đều có một hệ thống hiến pháp cụ thể dùng để quản lý và giám sát sự phát triển của dân chúng trong toàn xã hội đó. Và yêu cầu họ làm theo để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như sự phát triển chung của đất nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung Hiến pháp là gì? Đặc điểm của hiến pháp để hiểu rõ hơn về Hiến Pháp nhé!
Nội dung chính
Hiến pháp là gì?
Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do chính Quốc hội ban hành, mang giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Hiến pháp được sử dụng rộng rãi ở mọi nước với nghĩa là luật cơ bản của một nhà nước.
Hiến pháp là cơ sở để xây dựng những ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được chi tiết hóa, cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy.
Mọi văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều phải phù hợp với Hiến pháp
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa khẳng định, ghi nhận và củng cố các quan hệ sản xuất mà nó có nhiệm vụ bảo vệ. Đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Ngoài ra, còn ghi nhận và củng cố những nguyên tắc cơ bản của đường lối đối ngoại hòa bình hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc; đường lối quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa thể hiện tính chất nhân đạo, tính nhân văn sâu sắc của chế độ mới.
Đồng thời ghi nhận, khẳng định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác định một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiến pháp tư sản
Hiến pháp tư sản là hiến pháp do nhà nước tư sản ban hành, bảo vệ ý chí, quyền lợi giai cấp tư sản. Hiến pháp thừa nhận chế độ đa đảng, đa nguyên, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, các hiến pháp tư sản chủ yếu do pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Đặc điểm của hiến pháp
Hiến pháp – văn bản tổ chức quyền lực nhà nước
Nếu nhắc tới Hiến pháp trước tiên chúng ta sẽ nghĩ rằng nó là một khung pháp luật quy định về tổ chức quyền lực của nhà nước:
- Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước.
- Hiến pháp thiết lập một hệ thống tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là việc thiết lập 1 hệ thống các cơ quan nhà nước, quy định nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền và các mối quan hệ qua lại giữa chúng. Chỉ có Hiến pháp mới có quyền quy định thành lập hay bãi bỏ các cơ quan này. Mọi văn bản pháp luật sau hiến pháp chỉ được cụ thể hóa hiến pháp chứ không được quy định mới các cơ quan nhà nước.
- Hiến pháp quy định một hệ thống chế độ xã hội của nhà nước (chế độ kinh tế, chính trị, quốc phòng, xã hội, an ninh, đối ngoại) làm cơ sở xã hội trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Với các quy định về chế độ xã hội khác nhau sẽ quyết định đến bản chất nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực khác nhau của nhà nước nhà nước.
- Hiến pháp không chỉ quy định các cơ quan ở Trung ương mà còn quy định các cơ quan ở địa phương, như ở Việt Nam không những quy định về Chính Phủ, Quốc Hội. Hay các cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân với các cấp chính quyền ở địa phương.
Ngoài ra, Hiến pháp còn thể hiện quyền lực nhà nước thông qua các nội dung:
- Quy định chính thể nhà nước, tùy theo cách tổ chức các cơ quan nhà nước ở Trung ương mà xác định chính thể nhà nước đó là quân chủ lập hiến hay cộng hòa. Việc lựa chọn hình thức chính thể có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức quyền lực nhà nước của mỗi quốc gia.
- Xác định hình thức, cấu trúc của nhà nước; phân cấp quyền hạn giữa các bộ phận, các chủ thể trong cơ cấu đó. Khi đề cập đến Hiến pháp thì đây là văn bản pháp lý, quy định về quyền lực và tổ chức của nhà nước đó.
Hiến pháp – văn bản quy định quyền công dân, quyền con người
Quyền con người, quyền công dân là khẩu hiệu, tư tưởng của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng tư sản. Khi giành chính quyền, giai cấp tư sản thường định chế vào Hiến pháp. Đối với những nước xã hội chủ nghĩa, con người là động lực và là mục tiêu của sự phát triển. Nên quyền công dân, quyền con người là chế định cơ bản của Hiến pháp.
Hiến pháp là một thành quả của dân chủ. Ý nghĩa dân chủ của Hiến pháp thể hiện rõ nét ở chỗ là văn kiện chính trị – pháp lý ghi nhận và bảo vệ quyền con người. Hiến pháp quy định các quyền cơ bản nhất của công dân. Ghi nhận, mở rộng quyền công dân, quyền con người trong hiến pháp. Đây là xu hướng phát triển của các văn bản Hiến pháp, mỗi nhà nước sẽ có các biện pháp, cơ chế cụ thể.
Khi quyền con người được pháp lý hóa quy định trong Hiến pháp và pháp luật ở mỗi nước thì mới được gọi là quyền công dân. Hiến pháp là 1 văn bản pháp lý nó quy định mục tiêu của mỗi nhà nước và quy định giá trị con người mà các công ước quốc tế (ví dụ: công ước quốc tế con người về chính trị dân sự năm 1966, công ước quốc tế quyền con người năm 1948, công ước quốc tế quyền con người về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội).
Trên đây, daiabank.com.vn đã chia sẻ đến các bạn về nôi dung liên quan đến Luật nghĩa vụ quân sự 2021. Hy vọng những chia sẻ này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé!