Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng tùy theo loại dịch vụ gửi tiền mà sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Khi quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, hãy đảm bảo tìm hiểu kĩ về mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng khác nhau, hình thức tính lãi suất và các ưu đãi kèm theo, để có thể nhận được những hỗ trợ tốt nhất khi gửi tiền tiết kiệm.
Nội dung chính
Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Mỗi loại tiền gửi tiết kiệm cũng sẽ có cách tính lãi suất khác nhau. Cụ thể:
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm không cần đăng kí mức kỳ hạn kèm theo. Người gửi tiền có thể rút tiền mặt ở mọi thời điểm mà không cần thông báo trước với ngân hàng.
Dựa vào đặc điểm của loại tiền gửi này, bạn sẽ có cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn như sau:
Số tiền lãi sẽ được tính dựa trên số tiền gửi ban đầu nhân lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn (%/năm), sau đó nhân số ngày thực gửi và chia cho 360 (số ngày trong 1 năm theo quy định của ngân hàng).
Công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ:
Bạn gửi tiết kiệm 80 triệu VNĐ không kỳ hạn tại ngân hàng, mức lãi suất là 1,5 %/năm. Thời điểm rút tiền gửi là sau 6 tháng, ta sẽ nhận được đúng mức lãi suất là 1,5%.
Tiền lãi = Tiền gửi x 1,5%/360 x 180.
= 80,000,000 x 1,5%/360 x 180 = 600,000 VNĐ.
Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là là loại tiền gửi tiết kiệm chỉ có thể rút ra sau một khoảng thời gian nhất định người gửi tiền đã cam kết với ngân hàng. Bên ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể chọn lựa (theo tuần, tháng, quý, năm…).
Công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Với cách tính lãi suất có kỳ hạn, mức lãi suất cao hơn. Rút tiền đúng hạn sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất. Nếu đăng ký gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng lại rút trước khi đến kỳ hạn, khoản tiền lãi sẽ được tính bằng mức lãi suất không kỳ hạn.
Ví dụ:
Ta có 80 triệu VNĐ, nếu gửi lãi suất có kỳ hạn trong 1 năm, mức lãi suất có thể lên đến 8%. Như vậy, nếu sau một năm gửi tiền, ta sẽ có được khoản tiền lãi:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 8%
= 80,000,000 * 8% = 6,400,000 VNĐ.
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 8%/360 *180
= 80,000,000 * 8%/360*180 = 3,200,000 VNĐ
Câu hỏi thường gặp về cách tính lãi suất tiết kiệm
*Hỏi:”Nếu gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 8%/năm nhưng chưa rút tiền sau nhiều năm, mức lãi suất về sau có thay đổi không? Số tiền lãi được tính như thế nào?”
Trả lời: Đối với trường hợp đã hết kỳ hạn nhưng người gửi tiền tiết kiệm vẫn chưa rút tiền để sử dụng, số tiền sẽ tiếp tục được cộng dồn và tính theo mức lãi suất tiết kiệm thời điểm hiện tại. Có nghĩa khi năm đầu tiên đăng ký tiền gửi, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ là 8%, sau 2-3 năm mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng lên và hạ xuống.
Như vậy, ta có cách tính tiền lãi như sau:
– Tiền lãi năm đầu tiên:
Tiền lãi = 80,000,000 * 8% = 6,400,000 VNĐ.
– Tiền lãi năm thứ 2, lãi suất tăng 0,5%. Đến cuối thứ 2, tiền lãi bạn có được là:
Tiền lãi = (80,000,000 6,400,000) * 8,5% =7,344,000 VNĐ.
Cứ như vậy, nếu mỗi năm số tiền gửi vẫn tiếp tục ở trong tài khoản, số tiền lãi sẽ được cộng dồn và nhân lên theo mức lãi suất mới.
Nên để bao nhiều tiền trong ngân hàng?
Tài khoản ngân hàng có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho bạn với những mục đích như tiết kiệm, thanh toán… Tuy nhiên, nên để bao nhiêu tiền trong ngân hàng cũng là câu hỏi rất thường gặp. Nếu bạn đang có thắc mắc giống như trên thì hãy…
*Hỏi: Đối với trường hợp gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, nếu chỉ đến tháng thứ 3 tôi có nhu cầu đột xuất thì có thể rút một phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm được không? Nếu được thì tôi được hưởng lãi suất là bao nhiêu?”
Trả lời: Có. Tuy nhiên, nếu rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn, khách hàng chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn cho số tiền rút trước kỳ hạn.
*Hỏi: Nếu tôi nhận lãi tiền gửi tiết kiệm định kỳ (tháng/quý) nhưng sau đó lại có nhu cầu rút tiền gửi trước kỳ hạn. Vậy tôi sẽ nhận lãi gốc như thế nào?
Trả lời: Khi rút trước kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Phần lãi định kỳ mà khách hàng nhận được trước đó phải hoàn lại cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ khấu trừ vào phần lãi không kỳ hạn.
*Hỏi: Ngân hàng thường có các hình thức trả lãi nào?
Trả lời: Thông thường, ngân hàng sẽ có các hình thức trả lãi phổ biến sau đây: đinh kỳ mỗi tháng, mỗi quý, lĩnh lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn), lĩnh lãi trước ( khi vừa mở sổ tiết kiệm).
Lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng 2019
Hiện mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng không tương đồng nhau, ta có thể chọn lựa dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng sau đây:
Ngân hàng | Không kỳ hạn | 3 tháng | 6 tháng | 9 tháng | 12 tháng | 24 tháng | 36 tháng |
NCB | 0.5 | 5.5 | 7 | 7.3 | 7.6 | 8 | 7.6 |
SeA Bank | 0.3 | 5.25 | 5.8 | 6.2 | 6.8 | 6.9 | 6.95 |
Sacombank | 0.3 | 5.4 | 6 | 6 | 6.8 | 7.3 | 7.4 |
SHB | 0.5 | 5.5 | 6.3 | 6.3 | 6.9 | 7.4 | 7.5 |
VP Bank | 0.5 | 5.4 | 6.2 | 6.4 | 6.8 | 7.2 | 7.3 |
AgriBank | 0.3 | 4.8 | 5.3 | 5.5 | 6.8 | 6.8 | 6.8 |
BIDV | 0.2 | 4.8 | 5.3 | 5.5 | 6.9 | 6.9 | 6.9 |
VietinBank | 0.2 | 4.8 | 5 | 5.3 | 6.8 | 6.8 | 6.8 |
VietcomBank | 0.2 | 4.8 | 5.3 | 5.5 | 6.5 | 6.5 | 6.5 |
TechcomBank | 0.3 | 4.9 | 5.7 | 5.8 | 6.3 | 6.7 | 6.7 |
MB Bank | 0.3 | 5.3 | 5.9 | 5.6 | 7.2 | 7.5 | 7 |
TPBank | 0.6 | 5.5 | 6.2 | 5.5 | 7.1 | 7.45 | 7.65 |
Bảng lãi suất tiết kiệm ngân hàng 2017 (Đơn vị: %/năm)
Hiện tại, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là hai ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất đối với huy động ngắn hạn (từ 1-4 tháng), là 5,4%- 5,5%/năm. Cũng tại SCB, mức lãi suất cao nhất cho huy động…
Thông thường mức lãi suất tiết kiệm sẽ do bên ngân hàng đưa ra, tuân thủ đúng các quy chế về tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng nhà nước. Người đi gửi tiền có thể chọn lựa dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của nhiều ngân hàng, so sánh mức lãi suất để có thể chọn lựa chương trình gửi tiền tiết kiệm có lợi nhất cho mình.
Tiền gửi tiết kiệm và một số lãi suất phổ biến
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là một hình thức mà cá nhân lựa chọn để gửi một số tiền vào một ngân hàng bất kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Qua đó, cá nhân này sẽ được hưởng một lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn gửi. Ngân hàng sẽ phát hành sổ tiết kiệm với các thông tin cơ bản như số tiền gửi, kỳ hạn, lãi suất…
Tiền gửi tiết kiệm có hai hình thức chủ yếu là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Mỗi loại sẽ có cách tính và lãi suất khác nhau, cụ thể như sau:
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là loại hình mà người gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng nhận số tiền gửi. Lãi suất sẽ được tính theo các kỳ hạn mà ngân hàng đặt ra, chẳng hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng…
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Người gửi có thể rút tiền theo nhu cầu mà không cần phải báo trước với ngân hàng. Lãi suất tiết kiệm cho loại hình này thường được tính theo số ngày thực gửi. Tuy nhiên phần lãi suất này thường thấp hơn hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tính lãi suất tiết kiệm
Lãi suất tiết kiệm lãnh vào cuối kỳ đúng hạn
Nếu bạn gửi tiến tiết kiệm theo thời hạn và đến nhận lãi đúng vào ngày đến hạn hoặc sau đó thì có thể tính được tiền lãi bằng công thức như sau:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm) x Số ngày gửi/360
Hoặc tính bằng công thức khác:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm)/12 x Số tháng gửi
Nếu bạn gửi 100 triệu đồng với kỳ hạn là 12 tháng cùng lãi suất được tính là 7,5% thì vào lúc cuối kỳ bạn sẽ nhận được tiền lãi là 100.000.000 x 0,075/12 x 12 = 7.500.000 đồng.
Lãi suất tiết kiệm lãnh hàng tháng
Bạn cũng có thể gửi tiền theo kỳ hạn và lãnh lãi hàng tháng. Lúc này số tiền lãi sẽ được tính theo công thức:
Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm)/12
Chẳng hạn nếu bạn vẫn gửi 100 triệu trong thời hạn 1 năm và lãi suất là 7% thì số tiền bạn có thể nhận hàng tháng là 100.000.000 x 0.07/12 = 583.000 đồng.
Nếu có việc cần gấp và bạn lãnh tiền lãi trước kỳ hạn, dù chỉ là 1 ngày thì toàn bộ số tiền lãi sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn. Bạn cũng không thể cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo. Thông thường thì việc cộng dồn chỉ xảy ra khi hết kỳ hạn gửi mà bạn không tới lĩnh tiền lãi.
3. Lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hàng
Lãi suất sẽ tăng dần với kỳ hạn mà bạn chọn, nếu bạn chọn kỳ hạn dài thì mức lãi suất cũng sẽ cao hơn so với những kỳ hạn ngắn. Hiện nay thì với kỳ hạn 12 tháng bạn sẽ được hưởng mức lãi suất dao động từ 6-7%, còn các kỳ hạn ngắn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… thì khoảng 4.3-5.5%.
Với bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm thông tin chuẩn bị cho mình cũng như có sự lựa chọn thích hợp nhất khi gửi tiến tiết kiệm.
Việc lựa chọn tiền gửi tiết kiệm hiện nay đang trở thành một xu hướng được nhiều người lựa chọn khi các kênh đầu tư như vàng hay nhà đất trở nên biến động và khó đo lường hơn trước. Không chỉ vậy, việc gửi tiết kiệm còn tạo ra lãi suất bền vững và an toàn hơn nhiều. Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan tới lãi suất tiết kiệm thì hãy cùng bài viết sau tìm hiểu qua những vấn đề cơ bản nhất của phần này nhé.