Lao động bán thời gian tham gia BHXH như thế nào?

Người lao động bán thời gian có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Đây chắc chắn là thắc mắc của nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên. Do nhu cầu sản xuất và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chỉ thuê người lao động làm việc bán thời gian. Với những trường hợp như vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bán thời gian được quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Làm việc bán thời gian có phải đóng BHXH không?

Làm việc bán thời gian có phải đóng BHXH không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ: Người lao động làm việc bán thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc toàn thời gian, không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng về cơ hội, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Quy định này, đồng nghĩa với việc, mọi quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc bán thời gian và người lao động làm việc toàn thời gian sẽ như nhau. Trong đó có việc tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm có:

  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có xác định thời hạn;
  • Người làm việc theo HĐLĐ mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 03 tháng…

Như vậy, người lao động làm việc bán thời gian cũng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi đó, họ sẽ đóng BHXH với mức đóng được quy định tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Bạn đọc hãy tham khảo phần nội dung này, ở cuối bài. Để hiểu hơn về mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mục hỏi đáp liên quan

Sinh viên làm thêm có phải đóng BHXH

Sẽ có ba trường hợp mà người lao động part time không được đóng BHXH:

  • HĐLĐ dưới 1 tháng;
  • Người lao động không làm việc, và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó;
  • Mức lương tháng thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng BHXH.

Đối với Bảo hiểm y tế: tại Khoản 7 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

Trường hợp, người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau được quy định tại Điều 12 của Luật này thì phải đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định dựa theo thứ tự của từng đối tượng có quy định tại Điều 12 của Luật này.

Vì vậy, khi bạn là sinh viên thì BHYT sẽ do đơn vị sử dụng lao động đóng.

Nghỉ trên 14 ngày có đóng BHYT không?

Theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
  • NLĐ không làm việc và không hưởng số tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để được hưởng BHXH.
  • NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo pháp luật có quy định về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BHYT, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi của BHYT.
  • NLĐ nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN, BHTN thời gian này được tính là không được tính là thời gian đóng BHTN, thời gian đóng BHXH và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.

Trên đây, daiabank.com.vn đã chia sẻ đến các bạn về nôi dung liên quan đến Lao động bán thời gian tham gia BHXH như thế nào?. Hy vọng những chia sẻ này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *