Ngân hàng là gì? Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Việt Nam

Tiền không phải là tất cả, nhưng là rất nhiều thứ. Những thứ đó là tài sản hữu hình để tăng tính độc lập, tự chủ của bạn; là phương tiện trao đổi giá trị để bạn bán công sức trí tuệ để mua hàng hóa dịch vụ thưởng thức cuộc sống. Và những tờ giấy quyền lực này, được điều khiển bởi ngân hàng.Tiền không phải là tất cả, nhưng là rất nhiều thứ. Những thứ đó là tài sản hữu hình để tăng tính độc lập, tự chủ của bạn; là phương tiện trao đổi giá trị để bạn bán công sức trí tuệ để mua hàng hóa dịch vụ thưởng thức cuộc sống. Và những tờ giấy quyền lực này, được điều khiển bởi ngân hàng.

Ngân hàng là xương sống của tài chính cá nhân của bạn.

Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính, chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay, hoặc trực tiếp bằng cách cho vay hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.
– Wikipedia

Đến thời điểm 19/3/2012, Việt Nam mới chỉ có khoảng 14% phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. 42 triệu thẻ đã được phát hành, trong đó 94% là thẻ nội địa, 6% là thẻ quốc tế, có 13.500 máy ATM và trên 50.000 ví điện tử đang được sử dụng ở Việt Nam. Ứớc tính mới có khoảng 20% dân số Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng.

PTCNVN muốn tăng con số này lên 40%. Điểm bùng phát là 10 triệu bạn trẻ có tư duy tài chính (60 triệu người 16+ trên tổng số 90 triệu người dân Việt Nam) để bạn có thể chia sẻ lại cho bậc cha mẹ (những người sinh trưởng trong môi trường tài chính cũ) và lớp các em (những người non kinh nghiệm tài chính). Mục tiêu vi mô, để người Việt Nam lưu trữ và giao dịch tiền một cách văn minh, hiện đại, tốc độ và an toàn. Mục tiêu vĩ mô, thúc đẩy thương mại điện tử Việt Nam phát triển đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại.

Bạn sẽ học cách trích xuất tối đa giá trị từ những củ khoai tây này, từ chọn tài khoản ngân hàng tốt nhất, tối ưu hóa tài khoản, tránh các khoản phí vớ vẩn, đến tự động hóa hệ thống ngân hàng. Bạn chỉ mất vài tiếng, và một khi bạn thiết lập xong, hệ thống ngân hàng sẽ tự động chạy cho bạn.

Nhưng trước hết, bạn cần hiểu về ngân hàng đã.

Lịch sử Ngân Hàng tại Việt Nam: Chiến Tranh, Hòa Bình, và Hiện Đại

Hồ Quý Ly, người được xem là ông tổ ngành ngân hàng Việt Nam. Như bao nhà tài phiệt khác, ông cũng giàu vật.
Hồ Quý Ly, người được xem là ông tổ ngành ngân hàng Việt Nam. Như bao nhà tài phiệt khác, ông cũng giàu vật.

Năm 1396, có người cho rằng Hồ Quý Ly xứng đáng là thủy tổ của ngành ngân hàng Việt Nam với việc lần đầu tiên phát hành tiền giấy. Thực ra những tờ tiền giấy này không khác gì những tờ tiền mã, được ông đại thần truất ngôi vua Trần này cho lưu thông để tham lam cướp hết vàng bạc của người dân. Đồng tiền giấy đó không hơn không kém là chứng nhận đã nộp vàng để được yên thân.

Năm 1945 đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ – ngân hàng Việt Nam. Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ra đời đặt dấu ấn xanh rờn lên lịch sử vào ngày 6/5/1951 (sau đổi tên thành Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 26/10/1961).
Ông lớn này sau trở thành Ngân Hàng của Các Ngân Hàng: quản lý các ngân hàng chuyên doanh khác như: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…

Chức năng của ngân hàng được định rõ quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; quản lý ngoại hối…

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking,…). Các bậc cha mẹ bối rối với hằng hà sa số khái niệm mới: thẻ tín dụng, mua sắm trực tuyến trong khi giới trẻ (bạn) nắm bắt nhanh và hưởng lợi từ hệ thống ngân hàng hiện đại.

Ngân Hàng Kiếm Tiền Như Thế Nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Nguồn: Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Nguồn: Internet)

Nói đơn giản, ngân hàng kiếm tiền bằng cách lấy tiền bạn gửi cho người khác vay. Nếu bạn gửi 10,000,000VND, ngân hàng sẽ cười thân thiện trả bạn lãi suất 7%/năm để cầm số tiền đó, và xoay đó quay qua nghiêm mặt với lãi suất 13%/năm cho một bạn khác muốn vay mua xe, du học, nhà ở, kinh doanh. Với tình huống hoàn hảo là mọi người đều trả đầy đủ số tiền họ vay (không có nợ xấu), ngân hàng đã kiếm được 6% lợi nhuận đầu tư từ giao dịch đơn giản. Để công bằng, ngân hàng thường phải chấp nhận một vài rủi ro như nợ xấu, nhưng số tiền chênh lệch họ nhận được vẫn rất đỉnh. Ngân hàng hoạt động lành mạnh thì chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra chỉ khoảng 2%. Tại Việt Nam, biên độ lợi nhuận ròng quý 2 năm 2013 đang khoảng 6% so với 2%-3% của Mỹ, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc)

Ngân hàng cũng kiếm RẤT NHIỀU TIỀN từ phí dịch vụ. Phí gửi tiền, phí rút ngoại tệ, phí duy trì tài khoản, phí sao kê, phí chyển khoản, phí chậm thanh toán, phí vượt hạn mức, phí thay thiết bị bảo mật… Những phí này cộng dồn lại đủ giết chết lãi suất của bạn.

Phí ngân hàng (cái ngân hàng lấy của bạn) quan trọng hơn số tiền lãi (cái ngân hàng cho bạn). Khi chọn ngân hàng, nhiều bạn thường tìm đến ngân hàng trưng bảng lãi suất cao nhất! SAI! Một phép tính đơn giản: bạn gửi 100,000,000VND và một ngân hàng có lãi suất cao hơn 0,5%/năm thì mỗi năm bạn chỉ thu được thêm 500,000VND, trong khi các phí giao dịch và chi phí quản lý nhiều tài khoản đủ sức giết chết số tiền lãi của bạn.

Nếu chừng đó chưa đủ làm bạn ghét, thì đây là tin vui tiếp theo: Nhiều ngân hàng mập mờ trong vụ thông báo phí để cho bạn phải ăn quả đắng lãi suất. Chẳng hạn ngân hàng thông báo mức vay tiêu dùng 10%/năm hấp dẫn bạn trước mặt, nhưng đâm bạn sau lưng khi tính lãi theo số tiền vay ban đầu (dư nợ ban đầu) thay vì tính lãi theo vốn gốc giảm tương ứng (dư nợ giảm dần). Đâu là sự khác biệt?

Bảng Chênh Lệch Số Tiền Phải Trả Giữa Dư Nợ Ban Đầu và Dư Nợ Giảm Dần

Số tiền vay Thời gian trả Lãi suất Vốn gốc trả mỗi tháng Bạn hiểu bạn phải trả (dư nợ giảm dần) Ngân hàng thực sự tính (dư nợ ban đầu) Chênh lệch
60,000,000VND 12 tháng 10%/năm 5,000,000VND 63,250,000VND 66,000,000VND 2,750,000VND
60,000,000VND 36 tháng 10%/năm 1,666,667VND 69,250,000VND 78,000,000VND 8,750,000VND

*Bài viết đơn giản hóa bằng cách tính lãi theo tháng, thay vì theo ngày như ngân hàng tính.

*Một số ngân hàng lớn đã đưa công cụ tính toán này lên website.

Như vậy, lãi suất 10%/năm của cách tính dư nợ ban đầu sẽ gần bằng với lãi suất 18% năm của cách tính dư nợ giảm dần. Theo cách tính Dư Nợ Ban Đầu, mặc dù khách hàng đã trả vốn gốc là 5 triệu đồng, nhưng ngân hàng không trừ ra khỏi vốn gốc ban đầu khi tính lãi. Tiền lãi phải trả cao hơn thực tế. Theo cách tính dư nợ giảm dần, ngân hàng tính số tiền lãi giảm tương ứng sau mỗi kỳ bạn trả vốn gốc. Thêm nữa, trong phương thức dư nợ ban đầu, nếu bạn trả nợ trước hạn cũng bị phạt theo quy tắc 78 mà nếu không làm trong lĩnh vực tài chính, thì bạn chỉ có cạp đất mà ăn để trả lãi.

Ngân Hàng Số: Lãi Gấp 5-6 Lần Ngân Hàng Truyền Thống

Ngân Hàng Trực Tuyến: một thứ mà tôi hy vọng sẽ có sớm tại Việt Nam.Ngân Hàng Trực Tuyến: một thứ mà tôi hy vọng sẽ có sớm tại Việt Nam.Ngân hàng số đã xuất hiện tại Việt Nam.  Xuất hiện gần đây tại Mỹ như CapitalOne 360 ING Direct, Emigrant Direct, Ally, các ngân hàng này có một sức hấp dẫn khó cưỡng với những phần thưởng tuyệt vời và không tìm cách hút máu bạn với những chiếc vòi phí vớ vẩn. Bằng cách giảm chi phí nhân công, chi nhánh, trực điện thoại, marketing, những ngân hàng trực tuyến này đưa ra mức lãi suất ưu đãi vượt trội và dịch vụ khách hàng tốt hơn hẳn các ngân hàng gạch-đá truyền thống.

Lãi suất của ngân hàng trực tuyến hiện đại có tài khoản tiết kiệm cao gấp 6-10 lần so với anh hàng xóm thủ cựu. Mà bạn không phải trả phí duy trì thường niên, số dư tối thiểu. Lần đầu tiên, bạn chỉ cần bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm và có được khoảng lãi tử tế, dư sức đánh bại lạm phát và vẫn còn dư dả cho bản thân. Lãi suất này còn được tính cộng dồn mỗi ngày thay vì mỗi tháng (kỳ diệu vô cùng!). Số tiền bạn gửi cũng được Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) – nói nôm na là chính phủ bảo đảm nên bạn không phải lo lắng về những cú lừa.

Bảng So Sánh Tiền Lãi Giữa Ngân Hàng Trực Tuyến và Ngân Hàng Truyền Thống (tại U.S.A) và Ngân Hàng Việt Nam

Nếu bạn tiết kiệm… Ngân Hàng Trực Tuyến: 0,84% lãi/năm, bạn kiếm được… Ngân Hàng Gạch-Đá: 0,12%/năm, bạn kiếm được… Ngân Hàng Việt Nam: 0,01%/năm (ngoại tệ), bạn kiếm được…
$1,000 $8.4/năm $1.2/năm $0,1/năm
$5,000 $42/năm $6/năm $0,5/năm
$10,000 $84/năm $12/năm $1/năm
$25,000 $210/năm $30/năm $2,5/năm
$50,000 $420/năm $60/năm $5/năm

*Bảng tính đơn giản hóa không tính lãi suất cộng dồn ngày

*Đổi tiền từ USD sang VND để gửi và hưởng “lãi suất cao hơn” không giúp bạn giàu hơn tí nào, khi bạn vừa chịu tỷ giá thu mua USD thấp, vừa chịu phí rút ngoại tệ (0,33%), vừa bị phí chuyển đổi ngoại tệ.

Để mở một tài khoản ngân hàng trực tuyến như trên, bạn cần phải là công dân Mĩ. Hoặc nếu bạn có người thân bên Mỹ, chuyển tiền qua Western Union nhờ người thân đứng tên một tài khoản (chắc chắn rằng đây là người bạn có thể tin tưởng được) cũng là một cách tốt để giữ gìn tài sản.

Đừng nhầm lẫn ngân hàng trực tuyến với tài khoản tiết kiệm trực tuyến. Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có các loại tài khoản tiết kiệm trực tuyến của những ngân hàng gạch-đá truyền thống với lãi suất là 0,1%/năm so với 5,75%/năm tiền gửi có kỳ hạn. Nói cách khác, ở Việt Nam, tài khoản tiết kiệm trực tuyến cũng không mấy lãi.

Tại sao PTCNVN lại giới thiệu về một dịch vụ chưa có tại Việt Nam? Bằng cách nâng cao nhận thức và khơi gợi nhu cầu về dịch vụ ngân hàng minh bạch chất lượng, bạn góp phần đẩy nhanh tốc độ xuất hiện của những dịch vụ ngân hàng tốt tại Việt Nam. Khi thị trường có nhu cầu, người cung ứng sẽ xuất hiện.

Tác giả: Trần Hữu Đại Nhật – ptcn.me

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *