Nhà ở xã hội là gì? Điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội thường có giá thấp hơn so với các loại nhà ở khác, chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội là phương án giúp người dân sớm có nhà nhưng phải đáp ứng những điều kiện và phải có giấy tờ chứng minh. Vậy nhà ở xã hội là gì? Điều kiện, thủ tục để mua nhà ở xã hội được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Và các vấn đề khác có liên quan đến nhà ở xã hội, sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể, chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?

Theo Wikipedia: Được dịch từ tiếng Anh-Nhà ở công cộng là một hình thức chiếm hữu nhà ở, mà trong đó tài sản thường thuộc sở hữu của cơ quan chính phủ, trung ương hoặc có thểđịa phương. Nhà ở xã hội là bất kỳ nhà ở cho thuê nào có thể được sở hữu, quản lý bởi nhà nước, hoặc bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc kết hợp cả hai, thường với mục đích nhằm cung cấp nhà ở giá rẻ

Đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Hiện nay theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Trong đó ưu tiên những đối tượng dưới đây:

  • Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người có công với cách mạng;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo và cận nghèo tại khu vực đô thị.

Ngoài những đối tượng nêu trên thì những đối tượng sau cũng được ưu tiên mua nhà ở xã hội đó là:

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND, QĐND;
  • Cán bộ, công chức và viên chức;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất hay phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà Nhà nước chưa được bồi thường bằng nhà ở hay đất ở…

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội thì các đối tượng nêu trên phải đáp ứng những điều kiện như: Điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập. Bao gồm:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hay chưa được mua, thuê mua nhà ở xã hội;
  • Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng phần diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn so với mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ, từng khu vực.
  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội;
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì cần phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh và thành phố đó.
  • Đối với cán bộ và công chức thì phải thuộc diện không cần phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
  • Trường hợp là hộ nghèo và cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo dựa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ để mua nhà ở xã hội

Dựa theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư để họ xem xét. Sau đó, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về sở Xây dựng địa phương nơi có dự án với mục đích kiểm tra nhằm tránh tình trạng người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Hồ sơ để mua nhà ở xã hội

Như vậy, để mua nhà ở xã hội bạn cần chuẩn bị các giấy tờ hợp pháp sau:

Đối với hồ sơ chung

  • Đơn đăng ký về mua nhà ở xã hội ( theo mẫu).
  • Chứng minh thư nhân dân ( 3 bản sao có chứng thực).
  • Đăng ký hộ khẩu hoặc là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( 3 bản sao chứng thực).
  • Ảnh các thành viên trong gia đình( ảnh kích thước 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh).

Ngoài ra nếu bạn có những loại giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.

Đối với hồ sơ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở

Bạn cần phải có giấy xác nhận đối tượng, cũng như thực trạng nhà ở. Việc xin xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở được thực hiện như sau:

  • Các đối tượng thuộc diện 4,5,6 và 7 của điều 49 luật nhà ở phải có giấy xác nhận của cơ quan và tổ chức nơi làm việc về đối tượng cũng như thực trạng nhà ở hiện tại.
  • Đối tượng thuộc diện 8 tại Điều 49 luật nhà ở phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ được cơ quan quản lý công vụ cấp để được mua nhà ở xã hội.
  • Đối tượng thuộc người có công với cách mạng cần có giấy tờ minh chứng về đối tượng theo đúng quy định của pháp luật, xác nhận về thực trạng nhà ở hiện nay và chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở từ nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.
  • Đối tượng thuộc diện 9 tại Điều 49 của Luật Nhà ở thì cần có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;
  • Đối tượng thuộc diện 10 tại Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở, cũng như tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền. Kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà và đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.

Đối với hồ sơ minh chứng về điều kiện cư trú

Những đối tượng đăng ký mua hay thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc là giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.

Những đối tượng đăng ký mua, thuê hay thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần có bản sao chứng thực về giấy đăng ký tạm trú, hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên được tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận về có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Riêng trường hợp những đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tỉnh và thành phố nơi có nhà ở xã hội mà đóng bảo hiểm tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì buộc phải có giấy xác nhận của cơ quan và đơn vị đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

Đối với hồ sơ chứng minh về thu nhập

Để mua nhà ở xã hội, trước hết đối với các đối tượng thuộc tại khoản 4 của điều 49 luật nhà ở cần kê khai về mức thu nhập của bản thân. Đồng thời chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Các đối tượng được quy định tại khoản 5,6,7 của điều 49 của Luật nhà ở cần có xác nhận của cơ quan và đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập.

Thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Chủ đầu tư cần cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án, cũng như được công bố công khai trên công thông tin điện tử của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án. Dự án xuất hiện ít nhất một lần tại cơ quan báo chí ngôn luận của chính quyền địa phương, sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư.

Chủ đầu tư báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán và cho thuê, cho thuê mua, thời điểm bắt đầu bán, cho thuê hay cho thuê mua nhà ở xã hội để sở xây dựng biết để kiểm tra. Thông tin này cần được thông báo công khai trên cổng thông tin điệm tử của sở xây dựng trong vòng một tháng kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ, đăng ký mua, thuê mua nhà ở tại dự án.

Thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Những đối tượng có nhu cầu mua, thuê hay thuê mua nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.

hủ đầu tư xem xét hồ sơ và lập danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở. Trường hợp không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm nêu rõ lý do, hoàn trả lại hồ sơ và khi nhận hồ sơ cần có giấy tờ biên nhận.

Chủ đầu tư gửi danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên về sở xây dựng để kiểm tra đồng thời loại trừ. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được danh sách nếu sở xây dựng không có ý kiến gì thì chủ đầu tư cần thông báo cho các đối tượng mua đến để thỏa thuận, thống nhất, ký hợp đồng.

Đối tượng mua và thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư thỏa thuận việc thanh toán nhà ở trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng.

Khi hợp đồng về mua bán và cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án cần có trách nhiệm lập danh sách những đối tượng mua, thuê mua gửi về sở xây dựng để công bố công khai.

Mua nhà ở xã hội bao lâu thì được bán

Sau 5 năm tính từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở xã hội, cũng như được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, bên thuê mua hay mua nhà ở xã hội được bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường cho những đối tượng có nhu cầu mà không bị hạn chế gì.

Nếu trong thời hạn 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua và tiền mua nhà ở mà chủ sở hữu nhà có nhu cầu bán thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội hoặc là bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

Như vậy, để được chuyển nhượng tự do, người thuê mua hay mua nhà ở xã hội phải chờ sau 5 năm kể từ thời điểm hoàn thành xong nghĩa vụ trả tiền thuê mua, trả tiền mua nhà ở xã hội, đồng thời họ phải được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Cần lưu ý gì khi mua nhà ở xã hội

  • Người mua cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin dự án trên các website, sàn giao dịch bất động sản uy tín.
  • Nên chọn những chủ đầu tư uy tín đã làm dự án nhà ở xã hội trước đó đúng tiến độ.
  • Mặc dù những dự án nhà ở xã hội không có nhiều tiện ích đi kèm nhưng ít ra cũng phải đáp ứng được một vài yêu cầu cơ bản như có khuôn viên, có hầm giữ xe, gần siêu thị hoặc chợ…
  • Người mua không nên mua nhà ở xã hội theo dạng mua lại vì loại hình này không cho phép mua bán trong thời gian 5 năm. Và theo Luật Nhà ở 2014, mọi trường hợp cho thuê hoặc bán nhà ở xã hội không đúng quy định thì phải bàn giao lại nhà cho đơn vị quản lý, nếu không UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ cưỡng chế thu hồi.

Trên đây, daiabank.com.vn đã chia sẻ đến các bạn về nôi dung liên quan đến khái niệm Nhà ở xã hội là gì? Điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội. Hy vọng những chia sẻ này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *