Theo sự đi lên không ngừng của nền kinh tế hiện đại, mức sống và phương thức thanh toán tiêu dùng của đa số người dân cũng đang không ngừng thay đổi. Trong đó việc hiểu và sử dụng các loại thẻ thanh toán mỗi ngày dường như đã không còn quá xa lạ với bất kỳ người nào.
Thông thường khi nói đến các loại thẻ thanh toán thì người ta hay nghĩ chúng là các loại thẻ chỉ được phát hành bởi các ngân hàng. Tuy nhiên không hẳn là vậy, các công ty lớn cũng có thể tự phát hành thẻ thanh toán riêng dành cho các khách hàng, hội viên để sử dụng dịch vụ của chính doanh nghiệp.
Vậy thẻ thanh toán là gì? Làm sao để phân loại các loại thẻ ngân hàng theo đúng chức năng?? Loại thẻ nào có thể được các công ty ngoài ngân hàng phát hành??
Nội dung chính
1. Thẻ thanh toán là gì?
Thẻ thanh toán hay còn gọi thẻ chi trả là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó, hoặc có thể dùng nó để rút tiền mặt trực tiếp từ các Ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay các loại thẻ thanh toán có thể được phát hành bởi các Ngân hàng, các tổ chức tài chính và một vài công ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ.
Thẻ thanh toán hiện nay xét theo chức năng thì được chia làm 3 loại chính là Debit Card (thẻ ghi nợ), Credit Card (thẻ tín dụng) và Prepaid Card (Thẻ trả trước).
Lưu ý: Các loại như Master Card, Visa Card hay JCB không phải là 3 loại thẻ mà là tên thẻ đi kèm công ty phát hành thẻ. Nó giống như việc bạn chọn lựa mạng điện thoại để dùng như mạng Viettel, mạng Vinaphone hay mạng Mobifone,…
2. Phân loại các loại thẻ ngân hàng
- Debit Card (thẻ ghi nợ) có chức năng cho phép bạn tiêu dùng với số tiền trong tài khoản đi kèm với thẻ đó. Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tài khoản Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng trong phạm vi lượng tiền có trong tài khoản Ngân hàng đó. Thẻ thường được dùng khi bạn đi mua sắm tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở ATM nhất, chỉ có tác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa Debit và Master Debit) có thể tiêu dùng ở nước ngoài.
- Credit Card (thẻ tín dụng) là loại thẻ Ngân hàng phát hành cho phép người dùng thẻ tiêu dùng trước 1 số tiền mà Ngân hàng cho bạn “tạm vay” trong hạn mức quy định. Điều này có nghĩa là dù tài khoản bạn không có tiền nhưng vẫn có thể “cà thẻ” mua sắm với số tiền nhất định. Để mở được thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài chính với Ngân hàng và trải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được Ngân hàng đồng ý.
- Prepaid Card (thẻ trả trước): đây là loại thẻ khá mới và thường được các Công ty lớn có trung tâm mua sắm riêng hay các Doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho các khách hàng. Thẻ này không gắn liền với tài khoản Ngân hàng và trong thẻ có ghi 1 số lượng tiền nhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi muốn mua sắm hoặc dạng thẻ khuyến mãi, thẻ quà tặng mà Doanh nghiệp tặng khách hàng thân thiết. Ví dụ như tại Lottle Centre, khi bạn mua sắm tại các quầy hàng ở đây thì phải dùng thẻ trả trước (thẻ thành viên) do Lotte phát hành để mua đồ. Sau đó mới đến trung tâm thanh toán để thanh toán số tiền đã tiêu trong thẻ và tích điểm.
Thẻ thanh toán nội địa là gì?
Bạn đã biết rõ về chức năng và cách sử dụng chính xác của loại thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa chưa? Những ghi chép dưới đây có thể sẽ giúp được cho bạn biết rõ hơn về thẻ thanh toán nội địa và sự khác nhau giữa nó với thẻ thanh toán quốc tế
Thẻ thanh toán nội địa là gì và nó hoạt động ra sao?
Giống như tên gọi của nó, thẻ thanh toán nội địa là loại thẻ do Ngân hàng phát hành cho khách hàng chỉ nhằm mục đích thanh toán và tiêu dùng trong phạm vị quốc gia phát hành thẻ đấy. Khác với thẻ thanh toán quốc tế có thể thanh toán được cả ở trong nước lẫn nước ngoài, phạm vi sử dụng của thẻ thanh toán nội địa nhỏ hơn khá nhiều. Về cơ bản, thẻ thanh toán nội địa cũng đuợc chia thành thẻ ghi nợ nội địa debit card và thẻ tín dụng nội địa credit card.
Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa khác nhau như thế nào???
- Thẻ ghi nợ nội địa debit card là loại thẻ mà bạn cần phải có tiền sẵn trong tài khoản Ngân hàng đi kèm thì mới có thể sử dụng cho các mục đích cà thẻ mua sắm, cà thẻ ăn uống,… trong phạm vi quốc gia. Có 1 điểm bạn cần phải chú ý cho loại thẻ debit card này chính là tài khoản ngân hàng của bạn luôn phải có ít nhất là 50k là phí duy trì tài khoản thẻ hoạt động nên việc rút sạch tiền trong tài khoản từ ATM là điều không thể.
- Thẻ tín dụng nội địa credit card là loại thẻ bạn không cần có tiền trong thẻ nhưng vẫn có thể đi cà thẻ để đi mua sắm, ăn uống được. Cách hoạt động của thẻ này là số tiền bạn tiêu là tiền Ngân hàng cho bạn “tạm vay” để dùng trước và bạn có nghĩa vụ phải hoàn trả trong vòng 45 ngày sau đó nếu không sẽ bị Ngân hàng tính lãi suất. Tuy nhiên tiền Ngân hàng có thể cho bạn “tạm vay” không phải là vô hạn mà có 1 vài mức nhất định và để làm được thẻ credit card này bạn phải chứng minh thu nhật và khả năng tài chính mới được xét duyệt để làm.
Sự khác nhau của thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế
- Thẻ thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa đều có chức năng rút tiền trong nước. Nhưng thẻ thanh toán quốc tế còn có thể rút tiền ở nước ngoài khi bạn đang đi công tác hoặc du lịch.
- Phí duy trì thẻ nội địa thấp hơn nhiều so với thẻ thanh toán quốc tế
- Mức phí rút tiền của thẻ thanh toán nội địa tại các cây ATM trong nước thấp hơn. Lưu ý nên rút tiền ở cây ATM của Ngân hàng có liên kết với Ngân hàng bạn làm thẻ, nếu không sẽ bị nuốt thẻ.
- Thẻ thanh toán quốc tế khi tút tiền tại cây ATM của Ngân hàng trong nước khác Ngân hàng cấp thẻ sẽ bị đội chi phí rút lên rất cao vì hệ thống “hiểu lầm” là rút tiền Quốc Tế.
- Thẻ thanh toán quốc tế có thể mua hàng nước ngoài trên mạng còn thẻ thanh toán nội địa thì không thể.
- Thẻ thanh toán quốc tế có nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn.
Thẻ thanh toán quốc tế là gì?
Với mức độ mua sắm online ngày càng tăng hiện nay, số lượng người mua sắm hàng hóa nước ngoài và thanh toán Quốc Tế cũng dần nhiều lên. Để mua sắm được sản phẩm nước ngoài cả online lẫn tại chỗ, bạn cần phải có thẻ thanh toán Quốc Tế hay thẻ ghi nợ Quốc Tế để tiến hành thanh toán điện tử qua tài khoản Ngân hàng. Vậy thẻ thanh toán Quốc Tế là gì?
Tại Việt Nam, thẻ thanh toán Quốc Tế quen thuộc nhất với người dùng hiện nay chính là thẻ Visa, thẻ MasterCard… Ngoài ra còn có mấy loại thẻ thanh toán Quốc Tế khác phổ biến trên Thế Giới nhưng ở Việt Nam lại hiếm thấy như American Express, JCB, Discover Card.
thẻ thanh toán Quốc Tế, thẻ ghi nợ Quốc Tế
Khái niệm về Thẻ thanh toán Quốc Tế
Thẻ thanh toán Quốc Tế là loại thẻ được phát hành bởi các Tổ chức Tài Chính Quốc Tế nhằm phục vụ cho việc bạn mua sắm được hàng hóa nước ngoài, mua sắm khắp mọi nơi trên Thế Giới miễn là nơi đó có dịch vụ hỗ trợ thanh toán bằng chiếc thẻ này. Cầm trên tay tài khoản Ngân hàng và thẻ thanh toán Quốc Tế, việc mua sắm hàng hóa của bạn sẽ không bị giới hạn trong phạm vi biên giới Việt Nam nữa.
Vì sao thẻ thanh toán Quốc Tế lại có các tên gọi khác như thẻ Visa, thẻ MasterCard vì chúng được phát hành bởi các Tổ chức Tài Chính Quốc Tế lớn có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được phân phối tại các quốc gia qua các Ngân hàng địa phương. Vì vậy có thể coi thẻ thanh toán Quốc Tế là loại thẻ được phát hành nhờ sự hợp tác giữa Ngân hàng địa phương với các Tổ chức lớn này, nên trên thẻ sẽ có cả tên Visa hoặc MasterCard cùng với tên Ngân hàng địa phương. Khác với các thẻ thanh toán Quốc Tế như Visa, MasterCard,… Thẻ ATM chỉ phục vụ thanh toán trong nước nên khi mang ra nước ngoài nó không thể dùng để thanh toán được như thẻ thanh toán Quốc Tế. Tuy nhiên nếu quốc gia bạn đang mua hàng mà không hỗ trợ thanh toán cho thẻ Visa hay MasterCard của bạn thì lúc này nó cũng không khác lắm với thẻ ATM.
Ví dụ như bạn đang đi du lịch sang Singapore và muốn mua sắm nhưng tiền mặt mang theo người lại không đủ. Lúc này bạn cần phải sử dụng thẻ thanh toán Quốc Tế như Visa hay MasterCard để ra cây ATM đúng của Ngân hàng bạn làm thẻ tại Sing để rút tiền từ tài khoản Ngân hàng của mình ra và chỗ tiền rút ra lúc này sẽ là Đô la Sing chứ không phải là VND nữa. Lưu ý bạn nếu có khả năng hãy đổi sẵn tiền sang Đô Sing trước khi đi du lịch và hạn chế đổi tiền từ ATM như này nhé, để giảm chi phí khi chuyển đổi ở nước ngoài.
Chức năng quan trọng nhất của thẻ thanh toán Quốc Tế hiện nay chính là dùng để mua sắm online như đặt mua hàng chuyển phát về từ các trang web bán hàng nước ngoài như Amazon, eBay,… Thẻ thanh toán Quốc Tế cũng chia làm 2 loại là thẻ ghi nợ Quốc tế Debit Card và thẻ tín dụng Quốc Tế Credit Card.
Phân biệt Thẻ visa và thẻ mastercard
Có nhiều bạn không biết thẻ visa là gì và thể mastercard là gì, DaiABank giới thiệu đến mọi người biết và các so sánh cần biết giữa thẻ master card và thẻ visa để các bạn có thể lựa chọn cho mình thẻ ngân hàng phù hợp và chi phí phù hợp.
Bài viết dưới đây nhằm giải đáp thắc mắc của mọi người về thẻ visa là gì và thẻ mastercard là gì? Chúng có gì khác biệt với các loại thẻ Ngân hàng hiện nay.
Về mặt cơ bản, Visa card và mastercard là 2 loại thẻ thanh toán Quốc Tế, cũng là 1 trong các loại thẻ Ngân hàng phát hành. Mặc dù như vậy nhưng thẻ visa là gì và thẻ mastercard là gì mà chúng lại có cái tên khác biệt, mang tên nước ngoài chứ không phải tên gọi mang thương hiệu của các Ngân hàng trong nước như thẻ ACB, thẻ Vietcombank,… Lý do rất đơn giản chính là Visa Card và MasterCard được phát hành bởi 2 Tổ chức tài chính xuyên Quốc Gia nhằm mục đích phục vụ khách hàng thanh toán, mua sắm Quốc Tế trực tiếp. Vai trò của các Ngân hàng nội địa chỉ là nơi phân phối và kết hợp xử lý giao dịch với các Tổ chức này để phát hành thẻ tại địa phương cho khách hàng.
Chức năng cơ bản của 2 loại thẻ như nhau, chỉ khác nhau ở tên gọi và chúng đều được chia làm 2 loại thẻ chính là thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card. Nếu mọi người vẫn chưa rõ thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là gì? Thì có thể hiểu đơn giản rằng thẻ ghi nợ debit card giới hạn bạn mua sắm, chi tiêu dựa trên số tiền bạn có trong tài khoản Ngân hàng còn thẻ tín dụng credit card lại cho phép bạn “vay tạm” tiền của Ngân hàng để mua sắm, sử dụng trong 1 hạn mức nhất định và bạn phải trả lại Ngân hàng sớm nếu không muốn bị truy thu thêm lãi.
Với Visa Card thì tên 2 loại thẻ hay gọi là Visa Debit và Visa Credit. Còn với Mastercard là MasterCard Debit và Master Credit.
Thẻ Visa debit và Master Debit là gì?
Cả 2 loại này đều là thẻ ghi nợ Quốc Tế. Với 2 loại thẻ này thì bạn chỉ có thể tiêu pha số tiền trong tài khoản Ngân hàng mà bạn có.
Muốn làm 2 loại thẻ debit này rất đơn giản, bạn chỉ cần mang theo Chứng Minh Nhân Dân ra Ngân hàng đăng ký, điền thông tin là có thể về nhà đợi đến ngày lấy thẻ sử dụng. Yêu cầu muốn sử dụng là trong tài khoản Ngân hàng đi kèm thẻ của bạn phải có tiền.
Visa Credit và Master Credit là gì?
Đây là 2 loại thẻ tín dụng Quốc Tế. Thẻ tín dụng này cho phép bạn mua sắm hàng hóa nước ngoài với 1 số tiền hạn mức nhất định mà Ngân hàng cho phép bạn “vay tạm” để dùng dựa trên khả năng tài chính đang có hay thu nhập hàng tháng của bạn.
Ở thẻ Credit này lại được chia hạng dựa trên chính khả năng tài chính của chủ thẻ như thẻ thấp nhất là thẻ bình thường, thẻ Gold (vàng), thẻ Platinum (Bạch Kim),… Mỗi một loại thẻ lại có hạn mức khác nhau và tăng dần. Đối với chủ thẻ, hạng càng cao thì càng nhận được nhiều ưu đãi đến từ Ngân hàng.
Muốn có được thẻ Credit, bạn phải chứng minh tài chính và kê khai thu thập hàng tháng để Ngân hàng xét duyệt mới được phép tạo thẻ, không đơn giản như Debit.
Mỗi lần bạn “vay tạm” tiền của Ngân hàng để sử dụng thẻ Credit thì thông thường trong vòng 45 ngày sau đó bạn sẽ không bị tính phụ phí hay lãi suất. Nhưng sau ngày 46 thì bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi theo quy định Ngân hàng đã đặt ra.