Vốn lưu động được xem là nguồn lực có sẵn của tổ chức, để đảm bảo các hoạt động cơ bản diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, đa số nhà đầu tư thường rất khó hình dung vốn lưu động là gì? Và làm thế nào để tính nguồn vốn này? Đâu là vai trò và tầm quan trọng của loại vốn này đối với doanh nghiệp như thế nào?. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Nội dung chính
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động (Working capital, viết tắt: WC) là thước đo tài chính đại diện cho tính thanh khoản vận hành có sẵn cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc những thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Việc quản lý vốn lưu động liên quan đến các vấn đề về quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả, tiền mặt,…
Cho dù một doanh nghiệp có lợi nhuận cao đến đâu, nếu không đáp ứng đủ vốn lưu động sẽ khiến việc kinh doanh gián đoạn. Vốn lưu động lớn hơn 0 là cần thiết nhằm đảm bảo rằng một công ty có thể tiếp tục những hoạt động
Ví dụ: Tiền lương nhân viên, tiền mua mới nguyên vật liệu, thanh toán các khoản nợ đến hạn,…cùng với tài sản cố định: thiết bị, nhà máy,….đây đều là vốn lưu động và là một phần của vốn để hoạt động doanh nghiệp
Cách tính vốn lưu động
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Bạn có thể tìm thấy số liệu này trên bảng báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) của doanh nghiệp.
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn của VinGroup trong quý 3 – 2020: 182,768,718,000,000
- Nợ ngắn hạn của VinGroup trong quý 3 – 2020: 183,306,409,000,000
=> Vốn lưu động= 182,768 – 183,306 = – 538 (tỷ đồng)
2.1 Xác định tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong khoảng thời gian một năm trở xuống.
Bao gồm các khoản mục sau:
- Tiền và tài sản tương đương tiền: Như tiền mặt, ngoại tệ, vàng kim quý,…
- Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa để phục vụ cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Những khoản bán chịu cho người mua, đại lý trong ngắn hạn.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Khoản tiền gửi ngân hàng, các loại giấy tờ có giá trị như trái phiếu (thời hạn dưới 1 năm).
- Những tài sản ngắn hạn khác
=> Bạn có thể tìm thấy các thông tin về tài sản trong bảng cân đối kế toán của công ty
2.2 Xác định nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ doanh nghiệp cần thanh toán trong thời hạn một năm. Bao gồm các khoản mục chính:
- Nợ vay ngắn hạn: Khoản nợ vay tài chính (ngân hàng) của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
- Phải trả nhà cung cấp: Khoản mua chịu nhà cung cấp (dưới 1 năm)
- Nợ phải trả ngắn hạn khác.
=> Trong bảng cân đối kế toán nên thể hiện về tổng nợ ngắn hạn.
3. Vai trò vốn lưu động đối với doanh nghiệp
Vốn lưu động ảnh hưởng quy mô hoạt động: Trong kinh doanh các tổ chức, doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô và những hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn đầu tư. Vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt thời cơ, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp có thể hoạt động: Để sản xuất, ngoài trừ những tài sản cố định cần có như thiết bị, máy móc, nhà xưởng… doanh nghiệp, tổ chức cần bỏ ra một lượng tiền để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… nhằm mục đích phục vụ sản xuất. và để bắt đầu hoạt động đầu tiên doanh nghiệp cần đáp ứng cơ vốn lưu động.
Ngoài ra, vốn lưu động còn có tác động đến giá thành của sản phẩm.
4. Ý nghĩa của vốn lưu động
4.1. Vốn lưu động dương
- Vốn lưu động dương chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn những khoản nợ ngắn hạn.
- Giúp các hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra bình thường.
- Cơ cấu tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
- Trong điều kiện bình thường, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền và thanh toán các khoản nợ tới hạn.
4.2. Vốn lưu động âm
- Ngược lại, vốn lưu động âm khi các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn.
- Hay nói cách khác, dù có chuyển hóa hết các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng vẫn không đủ đáp ứng các nghĩa vụ của công ty.
- Khi vốn lưu động âm cho thấy một điều cực kỳ nguy hiểm, cho dù doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận rất tốt…
- Tuy nhiên nếu không có khả năng thanh toán những khoản nợ (nghĩa vụ) trong ngắn hạn thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng phá sản.
5. Tại sao không tính phần tiền mặt khi tính vốn lưu động?
Vốn lưu động khi sử dụng để tính định giá dòng tiền cho cổ đông, sẽ loại bỏ tiền mặt ra, vì phần tiền mặt là loại tài sản thanh khoản cao nhất.
Chủ sở hữu doanh nghiệp (bao gồm chủ nợ và cổ đông) ngay lập tức có thể sử dụng ngay phần tiền mặt này để cấn trừ các nghĩa vụ liên quan.
Phần tiền mặt sẽ được loại ra khi chiết khấu dòng tiền. Tuy nhiên, giá trị chiết khấu dòng tiền sẽ được tính thêm phần tiền mặt để tính ra giá trị doanh nghiệp cuối cùng.
Trên đây, daiabank.com.vn đã chia sẻ đến các bạn về nôi dung liên quan đến Vốn lưu động là gì? Vai trò và cách tính vốn lưu động chuẩn xác. Hy vọng những chia sẻ này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhé!